.keywords { width:100%; float:left; margin:15px 0px 5px 0px; border-bottom: 1px #fff dashed; font-size:14px; font-family:arial; color: #F4A460; padding:5px; background:#BDEDFF; border:1px solid #ddd} .keywords a{ color:#7D2252 } .keywords a:hover{ color:#C36241; }

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT NUÔI DÚI SINH SẢN

Kỹ thuật chăm sóc Dúi sinh sản.



Làm cách nào để chăm sóc dúi sinh sản thật tốt? Một câu hỏi mà dân chơi dúi luôn luôn đau đầu. Vì vậy mà hôm nay ad sẽ chia sẻ một vài điều như sau:

1. Kỹ thuật phân ô thả dúi vào các ô chuồng

Phân ô làm chuồng dúi

 Khi xây chuồng, chúng ta chia làm nhiều ô, các ô có kích cỡ lớn, nhỏ (tổ đẻ)  khác nhau.
Ô lớn để thả dúi đực và dúi cái thì nuôi trong tổ đẻ.

2. Kỹ thuật chọn giống

kỹ thuật chọn giống dúi

Chúng ta nên chọn dúi đực mạnh khỏe và to hơn dúi cái càng tốt. 1 dúi đực có thể phối giống 4 – 5 dúi cái.

3. Nhận biết thời kỳ động dục

Thời kỳ động dục

Từ lúc đẻ ra – 6 tháng sau, dúi cái động dục lần đầu tiên. Sau 2 tháng nữa, dúi cái được 8 tháng tuổi là giai đoạn dúi cái có thể sinh sản.
Biểu hiện khi dúi cái động dục: ăn ít, sục sạo tìm dúi đực, bộ phận sinh dục chuyển sang màu hồng. Dúi cái thường chủ động tiến lên phía trước mặt dúi đực nùi đít vào trước mặt dúi đực để được giao phối, đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người mới chăn nuôi dúi lần đầu.
Khi dúi cái động dục thì đưa vào ô dúi đực phối giống.
4. Kỹ thuật ghép dúi đực với dúi cái
ghép dúi đực với dúi cái

Chúng ta nên thả dúi cái vào ô dúi đực. Khi thả dúi cái từ từ ở góc xa với dúi đực để tránh cắn nhau. Đồng thời quan sát xem dúi có cắn nhau hay không, nếu không cắn nhau thì thành công, nếu cắn nhau thì thay con khác.
5. Kỹ thuật cho dúi giao phối
Dúi giao phối

Giao phối: Dúi đực và dúi cái giao phối liên tục với tuần suất từ 1,5 – 2 phút lại một lần giao phối. Khi giao phối dúi cái thường cong đuôi lên. Khi giao phối xong, cả 2 con đều cúi xuống liếm bộ phận sinh dục thì giao phối đó có kết quả, và nếu chỉ có con đực cúi xuống niếm bộ phận sinh dục thì giao phối đó không có kết quả.
Đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 khi đã giao phối thành công thì tách dúi cái lên ô tổ đẻ, để dúi đực nghỉ ngơi 7 – 10 ngày tiếp tục cho giao phối dúi cái khác.
6. Trường hợp không nhận biết dúi cái động dục
Trường hợp không biết dúi cái động dục ngày vào nào thì có thể bắt dúi cái lần lượt luân chuyển bỏ vào ô dúi đực con nào động dục thì nó tự cặp luôn với dúi đực, con nào không động dục, dúi đực đòi giao phối là dúi cái đẩy ra. Thường xuyên thay đổi dúi cái với dúi đực để có sự mới lạ.
7. Những biểu hiện sau khi dúi đã được giao phối
Những biểu hiện sau khi dúi cái đã được giao phối thành công: Sau 2 – 3 ngày sau khi phối giống thành công nếu dúi đực còn đòi giao phối là lập tức dúi cái đẩy dúi đực ra và quay lại cắn dúi đực.
Thời gian dúi chửa đẻ: Từ ngày phối giống thành công đến ngày đẻ là 45 ngày (mang thai 45 ngày).
8. Dúi con
Dúi con mới sinh ra có màu đỏ, không có lông, không mở mắt
14 ngày tuổi thì dúi mở mắt và mọc lông
20 ngày tuổi là dúi con ăn được vật cứng như mía và tre
Đủ 45 ngày thì có thể tách con khỏi mẹ (nếu không tách mẹ cứ để mẹ nuôi con thì dúi mẹ nuôi con 3 đến 4 tháng).

Khi đẻ ra dúi con thường kêu chí chí, khi bú mẹ thường nằm ngửa lên bú mẹ, 4 chân chới với lên trên, kêu chi chí.
Trường hợp dúi mẹ đẻ trong tổ đẻ không có rác hoặc rơm làm tổ thì ta bổ xung rác mềm (vò ra cho mềm) bỏ vào trong tổ dúi mẹ dùng rác đó bệ tổ nuôi con.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét